Tại Sao Phải Đăng Ký Kinh Doanh

Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký kinh doanh là cần thiết. Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên nhiều cá nhân kinh doanh chưa nắm rõ được điều này, Thương Nhất sẽ làm rõ lý do và vai trò của việc đăng ký kinh doanh.

1. Tại sao phải đăng ký kinh doanh?

Khi kinh doanh, buôn bán bất cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gì đi chăng nữa, thì bạn đều cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi vì việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của bạn. Cụ thể tiến hành xin giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ được: 

1.1 Sự bảo đảm của nhà nước

Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

1.2 Lòng tin của khách hàng

Việc được thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.

1.3 Lòng tin của nhà đầu tư

 Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty – doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đăng ký kinh doanh.

1.4 Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt

Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

1.5 Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được quy định là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ:

– Bán hàng rong (Các hoạt động buôn bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả bán rong sách, báo tạp chí)

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác

⇒ Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh.

2. Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Nếu không đăng ký kinh doanh, bạn sẽ bị xử phạt hành chính khá nặng. Cụ thể, hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

6. Ngoài ra nếu đã bị xử phạt kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh một lần mà còn tái phạm thì theo quy định trên đây bạn sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp

Tùy thuộc vào mục đích hoạt động, quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động…mà các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Mỗi loại hình kinh doanh có một số ưu, nhược điểm riêng:

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

>>Xem ngay: Thủ tục thành lập công ty

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

   >>Xem ngay: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, quý khách nên tham khảo tìm hiểu rõ các vấn đề pháp lý khi kinh doanh hoặc liên hệ tới Thương Nhất để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin liên hệ tới Công Ty TNHH Thương Nhất

Điện thoại: 0946 703 421/ 0889584221

Email: thuongnhatvn@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả