Dịch Vụ Xin Cấp Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Cho Cơ Sở Kinh Doanh Thực Phẩm Đông Lạnh

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH 

Thực phẩm đông lạnh ở đây có thể hiểu là cấp đông, làm lạnh thật nhanh thực phẩm xuống -40 độ C, rồi đem trữ đông ở -18 độ C. Bất kỳ tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần phải xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này giúp tạo lòng tin đối với khách hàng, qua đó giúp việc kinh doanh của cửa hàng diễn ra một cách thuận lợi.

Hiểu được tâm lý đó, Thương Nhất luôn tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả giúp khách hàng yên tâm hoạt động kinh doanh. Để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần phải:

I. Quy trình thực hiện xin cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 01: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

– Hoạt động kinh doanh cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh chỉ được phép tiến hành khi đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh trong trường hợp này chia làm 02 nhóm:

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Bước 02:  Xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

→ Sau khi đăng ký kinh doanh cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, thành phố Hoặc Phòng Kinh tế Ủy ban nhân dân quận, huyện.

II. Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh thực phẩm đông lạnh

1. Thẩm quyền cấp

– Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

– Phòng Kinh tế – UBND Quận, Huyện nơi đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh.

2. Điều kiện

– Yêu cầu đối với cơ sở:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình kinh doanh thực phẩm.

– Yêu cầu đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm:

  • Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
  • Chủ cơ sở hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh trực tiếp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên cấp.

3.Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở kinh doanh

– Bản thuyết minh về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh

– Giấy xác nhận kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

4. Trình tự thủ tục

– Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP đến Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế –  UBND quận, huyện, thị xã.

– Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Phòng Kinh tế –  UBND quận, huyện, thị xã xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, 07-10 ngày cơ quan nhà nước thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Công việc Thương Nhất thực hiện 

– Tư vấn thủ tục xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh.

– Soạn một bộ hồ sơ theo quy định

– Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc Phòng Kinh Tế – Ủy ban nhân dân quận, huyện

– Hướng dẫn thiết kết và bố trí cơ sở theo đúng quy định pháp luật;

– Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhận giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở;

– Giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho Quý Khách lưu

6. Cơ sở pháp lý

– Luật an toàn thực phẩm 2010;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

– Thông tư Số: 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

– Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Mọi thông tin liên hệ tới: Công Ty TNHH Thương Nhất

Điện thoại: 0946 703 421

Email: thuongnhatvn@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả