An Toàn Thực Phẩm Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Doanh Dịch Vụ Ăn Uống

An toàn thực phẩm và những điều cần lưu ý khi doanh dịch vụ ăn uống

Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là quy định bắt buộc mà hầu hết cơ sở nào có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm cũng đều phải có.

     – Thời gian vừa qua, thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường dịch vụ ăn uống đang là vấn đề nhức nhối thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận. Những con số thống kê về số ca ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là rất đáng báo động. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã siết chặt hơn về công tác quản lý ATTP nhằm ngăn chặn những tác hại từ thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

     – Dù vậy nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng tới vấn đề bảo đảm ATTP cho khách hàng, dẫn tới việc phải chịu những rủi ro không đáng có trong kinh doanh do bị các cơ quan quản lý xử phạt.

I. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh phải đúng theo quy định của nhà nước 

Đối với mô hình dịch vụ ăn uống cần có Đăng ký kinh doanh và An toàn vệ sinh thực phẩm

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

>>Xem ngay: Thủ tục thành lập công ty

>>Xem ngay: Giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

>>Xem ngay: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

>>Xem ngay: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.

II. Những lưu ý của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Khu vực bếp phải theo nguyên tắc một chiều

Nguyên tắc một chiều một chiều là chuỗi hoạt động của các bộ phận công việc trong bếp ăn; khu vực chế biến phải tuân thủ theo một chiều nhất định. Tất cả các hoạt động diễn ra theo đúng thứ tự: nguyên liệu đầu vào; sơ chế; lưu trữ; nấu nướng, chia đồ, phục vụ; dọn rửa vệ sinh phải tuân theo một chiều. Thực phẩm sống và chín không được lẫn lộn với nhau.

Việc đảm bảo nguyên tắc một chiều giúp cho các bộ phận của bếp không bị chồng chéo; bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.

2. Những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh

– Diện tích phải đủ rộng để bày trí các khu vực cần thiết như: Khu cho khách ăn uống, khu chế biến, khu chứa đựng, khu bảo quản, và phải thuận tiện để vận chuyển nguyên vật liệu, thực phẩm.

– Kết cấu nhà cửa, trần, sàn, các khu vực phải vững chắc, xây dựng bằng vật liệu phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh; bảo đảm an toàn vệ sinh, tránh các vi sinh vật, côn trùng gây hại, các loại động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.

– Cơ sở kinh doanh phải được xây dựng ở địa điểm không bị ngập nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng bởi các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại hay các nguồn gây ô nhiễm khác.

– Khu vực kinh doanh, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải được xây dựng tách biệt, phù hợp với yêu cầu kinh doanh ăn uống sao cho hợp lý.

– Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

– Khu vực vệ sinh của nhà hàng, quán ăn, quán đồ uống phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm.

– Đảm bảo nguồn nước phải sạch và đủ để duy trì hoạt động vệ sinh, chùi rửa trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở.

– Thực phẩm, nguyên liệu kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.

3. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

– Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ kinh doanh như các loại chén, đũa, nĩa, dao… phải được rửa sạch, bảo quản khô ráo.

– Có các loại dụng cụ chuyên biệt dùng cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Đủ trang thiết bị để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, trong suốt quá trình kinh doanh.

– Có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc diệt chuột, diệt côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

– Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp.

4. Yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng, quán ăn, đồ uống.

– Chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

– Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải trải qua quá trình khám và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.

– Người đang mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

– Nhân viên nhà hàng, quán ăn, đồ uống phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ, nhai kẹo trong khu vực kinh doanh.

5. Cơ sở pháp lý

– Luật an toàn thực phẩm 2010;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

Thương Nhất xin gửi tới quý khách hàng các quy định, điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà đầu tư kinh doanh nhà hàng hay cơ sở ăn uống phải nắm rõ.

Mọi thông tin liên hệ tới Công Ty TNHH Thương Nhất

Điện thoại:  0946703421 /  0889584221

Email: thuongnhatvn@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả