Các Biện Pháp Chế Tài Xử Lý Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ.

Hiện nay Sở hữu trí tuệ là Một trong yếu tố mang vai trò quyết định trong sự thay đổi nền văn minh. Có thể nói với một quốc gia nếu có một hệ thống sở hữu trí tuệ vững mạnh là bệ phóng thúc đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế thương mại. Nhất là đối với các nước đang phát triển, đây sẽ được coi là một tiêu chí ưu tiên khi các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư.

– Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Hiện nay Sở hữu trí tuệ ngày lại càng phát huy được thế mạnh của nó chính là sự vô hạn- không có điểm dừng.

– Trên thực tế, nguy cơ bị đánh cắp, đạo nhái các sản phẩm trí tuệ xảy ra rất thường xuyên và được thực hiện dưới nhiều hình thức tinh vi. Nếu không biết cách bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình thì hậu quả mà các tác giả, chủ sở hữu khi bị xâm phạm là không thể lường.

– Nhiều tổ chức ,cá nhân khi bị xâm phạm không biết cách bảo vệ ra sao. Nếu không biết cách bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình thì hậu quả mà các tác giả, chủ sở hữu khi bị xâm phạm là không thể lường

⇒ Hiểu được tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối sự phát triển của đất nước cũng như tầm quan trọng của nó trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nhà nước ta đã ban hành hành lang pháp lý sở hữu trí tuệ tương đối hoàn chỉnh, tạo động lực cho các chủ sở hữu phát triển thêm nhiều sản phẩm trí tuệ mới. Pháp luật quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Các biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện

Khi bị xâm phạm, chủ sở hữu có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể xử lý bằng các biện dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2.1 Biện pháp hành chính

– Khi tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Khoản 1 Điều 211 Luật SHTT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hành chính được điều chỉnh bởi Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tại điều 214 Luật SHTT.

2.2 Biện pháp dân sự

– Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

2.3 Biện pháp hình sự

– Cá nhân khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ có yếu tố cầu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
– Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành các tội trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ( Điều 225 BLHS), Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả ( Điều 192 BLHS)…, với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
⇒ Như vậy, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tùy từng trường hợp mà chủ thể có thể tự bảo vệ hoặc thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thương Nhất là một trong những đơn vị có nhiều kinh nghiệm về tư vấn liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sẽ tư vấn chuyên sâu cho khách hàng để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, mang lại kết quả tốt nhất cho quý khách hàng trong các tranh chấp về quyền Sở hữu trí tuệ.

Mọi thông tin liên hệ tới Công Ty TNHH Thương Nhất

Điện thoại: 0946 703 421/ 0889584221

Email: thuongnhatvn@gmail.com

Đánh giá bài viết:

Tác giả